Du học Hàn Quốc
6 SAI LẦM CỦA DU HỌC SINH KHI DU HỌC TẠI HÀN QUỐC
1. Không tính toán đến tất cả các chi phí
Bạn phải luôn nhớ rằng ngoài chi phí phải trả cho công ty du học ở Việt Nam, còn có nhiều chi phí khác ngoài học phí- bao gồm chi phí sinh hoạt, thực phẩm, giải trí và các chi phí cần thiết khác. Điều này đặc biệt quan trọng đối với du học sinh Việt Nam nói chung và Du học sinh miền trung nói riêng
Ví dụ như khi bạn đi du học Hàn Quốc: Các bạn phải tính toán học phí, kí túc, các khoản nhập trường ở bên Hàn Quốc tầm khoảng 160 - 180 ( học phí 1 năm, và kí túc xá 6 tháng)
Nhiều bạn nghĩ: “ở nhà chưa đủ tiền nhưng cứ sang đi rồi tính”. Các bạn cứ lầm tưởng rằng mình sẽ sang đó vừa học, vừa kiếm việc làm trang trải. Thực ra, việc này không phải không thể mà là có thể làm được nhưng với điều kiện bạn phải học thật tốt, hoàn toàn đáp ứng được bài vở cộng thêm bản lĩnh cực kỳ vững. Để vừa học vừa làm.
2. Không nghiên cứu kỹ nơi sắp du học
Khám phá địa điểm mới nơi bạn sắp du học về địa lý, các nhân tố quan trọng khác như đó là thành phố nhỏ hay lớn, chi phí sinh hoạt, cơ hội thực tập và làm việc…là một việc cần chuẩn bị khá kĩ càng.
Nếu như bạn không tìm hiểu kĩ, khi sang xứ người bạn sẽ bị sốc bởi văn hóa, và phong tục tập quán ở nơi đó.
Rào cản ngôn ngữ, cũng sẽ khiến bạn muốn khép mình lại và rụt rè ngại giao tiếp với người khác
Chi phí sinh hoạt cũng là một phần quan trọng mà bạn cần tìm hiểu kỹ mức tiền sinh hoạt tại nơi mà bạn đi du học như thế nào. Để dự trù cho mình một mức tài chính ổn định tránh tình trạng mới sang được vài ngày, vài tuần mà đã tiêu hết số tiền mình có trong tay.
3. Mải mê làm thêm chỉ để kiếm được số tiền ít ỏi
Xa gia đình đến sống ở vùng đất mới với nhiều bỡ ngỡ, du học sinh hoàn toàn phải tự chủ, chịu trách nhiệm với cuộc sống của mình. Do vậy, vừa học vừa tìm kiếm một công việc làm thêm để trang trải phí sinh hoạt là lựa chọn của rất nhiều du học sinh hiện nay. Tuy nhiên, lựa chọn công việc gì để làm thêm cũng là điều các du học sinh cần cân nhắc kĩ, để không ảnh hưởng đến việc học tập.
Hiện nay, rất nhiều sinh viên vì những lý do khác nhau đã không cân bằng được giữa việc làm thêm và học tập. Công việc làm thêm quá nhiều, sau khi làm xong thì lại mệt mỏi, không đủ sức khỏe cũng như thời gian để hoàn thành việc học. Việc này nếu xảy ra thường xuyên, sẽ khiến sinh viên chểnh mảng việc học và phải tốn nhiều các bạn sẽ phải tốn thêm chi phí ăn ở học tập
4. Sợ giao tiếp với người bản địa
Các du học sinh thường có tâm lý thiếu tự tin, ngại tiếp xúc với người bản địa do lạ lẫm hay hạn chế rào cản ngôn ngữ và văn hoá. Chính điều này đã làm mất đi cơ hội tiếp thu ngôn ngữ, kiến thức và làm quen, hoà nhập với văn hoá của người bản địa của các du học sinh.
Ngại làm quen, ngại bắt chuyện thì các bạn rất khó để hoà nhập. Chỉ có giao tiếp thường xuyên với người bản địa mới khiến bạn trở nên năng động, mạnh dạn và biết được những điều mình chưa biết. Điều này giúp các bạn nhiều trong việc học tập, nâng cao khả năng ngôn ngữ, tạo dựng các mối quan hệ, tìm kiếm những cơ hội ở nơi xứ lạ.
5. Chỉ kết bạn với đồng hương
Các du học sinh chắc chắn sẽ cảm thấy lạc lõng và bỡ ngỡ khi phải sống trong một môi trường mới với những người bạn xa lạ từ nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới. Theo tâm lý chung, các bạn sẽ chỉ mong tìm được một người “đồng hương” nói ngôn ngữ giống mình để cảm thấy không đơn độc.
Ngoài việc khả năng ngoại ngữ, các kiến thức không được thường xuyên trau dồi và nâng cao, điều này cũng ảnh hưởng tới cơ hội tìm việc của bạn, không chỉ trong phạm vi quốc gia nơi bạn theo học, mà cả cơ hội làm việc ở các công ty nước ngoài ngay tại quê hương của bạn hay ở bất cứ một quốc gia nào khác.
6. Chọn ngành học không phù hợp
Đa số du học sinh thường chọn ngành học chỉ vì gia đình định hướng, dễ kiếm việc làm, hoặc do xu hướng việc làm mới bùng nổ gần đây.
Các bạn chỉ quan tâm: “Nghề này có dễ xin việc không? Nghề này có kiếm nhiều tiền không”
Nhưng không ai quan tâm rằng: Không có ngành dễ xin việc, cũng không có ngành thu nhập cao. Mà chỉ có khả năng của bạn trong nghề có xin được việc tốt không, giá trị mà bạn tạo ra có xứng đáng với thu nhập cao hay không.
Không có một ngành nào trên đời dễ dàng cả. Thành quả của nghề mang lại là do bạn có nỗ lực, rèn luyện, có sự yêu nghề, liên tục mày mò để tạo ra những giá trị mới